Categories
Quan Điểm Chính Trị

Bà Thatcher Muốn Ông Fraser Mua Hòn Đảo Cho Người Việt Tỵ Nạn.

Bài viết được dịch từ bài gốc tờ báo Sydney Morning Herald: https://www.smh.com.au/national/thatcher-wanted-fraser-to-buy-island-for-refugees-20091230-ljy3.html

LO NGẠI về phản ứng dữ dội của công chúng đối với người tỵ nạn Việt Nam, bà Thủ Tướng Anh Margaret Thatcher đã đề nghị Úc giúp mua một hòn đảo để tái định cư cho họ, tài liệu này được tiết lộ từ nội các Anh Quốc từ năm 1979.

Được tháo mở sau 30 năm bị bắt buộc im tiếng, các bài báo trên Phố Downing tiết lộ mức độ không thiện cảm của Bà Thủ Tướng Anh lúc bấy giờ đối với việc cấp phép tỵ nạn cho 10,000 thuyền nhân theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc.

Người Đàn Bà Thép đã cảnh báo các Bộ Trưởng của mình về ”bạo loạn trên đường phố” và nghĩ ra một kế hoạch để Thủ Tướng Úc lúc bấy giờ là Malcolm Fraser cùng mua một hòn đảo ở Indonesia hoặc Philippines – ”không chỉ như một nơi trung chuyển mà còn là một nơi định cư cho tất cả những người tỵ nạn”, các báo chí cho biết.

Margaret Thatcher hy vọng Malcolm Fraser sẽ giúp bà khỏi phải tiếp nhận hàng ngàn thuyền nhân Việt Nam.

Kế hoạch về một khu định cư của người tỵ nạn đã bị chặn bởi Lý Quang Diệu, lãnh đạo của Singapore, người lo ngại nguy cơ Quốc Gia này có thể trở thành một ”thành phố đối thủ trong kinh doanh”.

Cựu Thủ Tướng Đảng Tự do đã không thể nhớ đề xuất ngày hôm qua nhưng ông vẫn nhớ sự thiếu thiện chí của Anh quốc trong việc hỗ trợ nỗ lực tái định cư. ” Tôi hoàn toàn không có hồi ức về nó. Tôi có một trí nhớ khá tốt về những gì đã xảy ra vào thời điểm đó, ” ông Fraser nói. ” Người Anh không tham gia vào việc tiếp nhận một số lượng lớn người tỵ nạn Việt Nam. Chúng tôi, Canada, Hoa Kỳ và Pháp đã tiếp nhận rất nhiều.”

Úc cuối cùng đã trở thành quê hương của khoảng 220.000 người Việt tỵ nạn. Canada tiếp nhận thêm một số, Mỹ hơn một triệu, và Pháp khoảng 90.000 người tỵ nạn.

Ông Fraser nói: “Một trong những vấn đề là rất nhiều người chạy trốn khỏi Việt Nam trên những chiếc thuyền.… hoàn toàn không phù hợp để sinh tồn trên biển.”

”Vì vậy, điều cần thiết là cố gắng thành lập các nơi tỵ nạn ở một trung tâm nhất định mà họ có thể đến mà không làm cho cuộc hành trình dài hơn nó phải có.”

Malaysia ban đầu đã đẩy thuyền trở lại biển và nhiều người tỵ nạn được cho là đã chết đuối.

”Là kết quả của ngoại giao, họ đã đồng ý thành lập các trung tâm lưu trú. Việc đó chỉ xảy ra với điều kiện rằng chúng tôi và các quốc gia khác sẽ tiếp nhận một số lượng rất lớn người tỵ nạn để họ không bị bỏ lại, vì đó là một vấn đề đối với Malaysia”, ông nói.

Ông Fraser nói rằng cần phải có một nỗ lực toàn cầu tương tự. Ông nói, những lời chỉ trích liên tục của phe đối lập về các chính sách bảo vệ biên giới của Chính phủ đã trở thành một chuyện hoang tưởng lâu dài.

”Đây rõ ràng là chuyện vô nghĩa. Các chính trị gia sẽ ngạc nhiên về mức độ được ủng hộ của một đảng chính trị, nếu đảng đó thực sự lên tiếng, góp sức giúp cho người xin định cư tỵ nạn và người chạy nạn cũng như giải thích về hoàn cảnh, vì sao mà họ đang chạy nạn.

”Điều đó chứng tỏ bạn phải có rất nhiều dũng khí để bỏ lại tất cả, để cố gắng có được một tương lai tốt đẹp hơn cho gia đình của bạn.”

Lập trường tự do của chính phủ Fraser đối với người tị nạn Việt Nam không gặp phải sự phản đối chính trị nào.

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s